Thiết kế bữa ăn đa dạng thực phẩm và đầy đủ nhóm chất: Theo các bác sĩ của Viện dinh dưỡng, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ tăng 70-80% sức đề kháng và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí não. Muốn hệ tiêu khóa của bé được khỏe mạnh, trước tiên, các bữa ăn cần đủ 4 nhóm dưỡng chất chính gồm: Chất bột đường (các loại gạo, khoai, ngô, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc…); đạm (thịt, cá, đậu đỗ, sữa, trứng); chất béo (các loại dầu, mỡ, bơ, hạt có dầu…); vitamin và khoáng chất (rau, trái cây…). Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau, trẻ càng ăn nhiều loại thực phẩm sẽ dễ dàng nhận đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu, mẹ nên cho trẻ ăn 2-3 loại đạm, 3-5 loại rau củ/ngày và ít nhất 15-20 loại thực phẩm trong ngày.
Không cho trẻ uống nước trong bữa ăn: Khi ăn, động tác nhai kích thích các tuyến nước bọt xung quanh miệng tiết ra nhiều nước bọt và men tiêu hóa; dạ dày cũng tiết ra nhiều dịch vị và men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu uống nước khi ăn, lượng nước này sẽ làm loãng dịch vị dạ dày và men tiêu hóa làm hạn chế quá trình tiêu hóa thức ăn, đồng thời khiến dạ dày chứa đầy nước và gây no nhanh dù trẻ chỉ mới ăn được ít. Mẹ nên để bé uống nước sau khi ăn bởi việc này rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Hạn chế đồ ăn vặt: Những đồ ăn vặt như bánh kẹo, snack… được nhiều trẻ yêu thích, nhưng lại chứa hàm lượng lớn tinh bột, đường, chủ yếu cung cấp năng lượng rỗng mà không có các chất dinh dưỡng, chất xơ. Trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, snack sẽ gây ra hiện tượng, chán ăn, tăng cân quá mức và dễ mắc thêm các bệnh về răng miệng. Do đó, mẹ cần hạn chế cho bé ăn các loại bánh kẹo ngọt mà nên tự tay chế biến các món ăn vặt lành mạnh, dễ làm như sữa chua hoa quả, thạch trái cây… với hình thù ngộ nghĩnh hoặc cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, sữa chua, các loại hạt và đậu… để thay thế.
Lưu ý các nhóm thực phẩm kỵ nhau làm mất chất dinh dưỡng: Nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất nhưng khi đi kèm với nhau lại tạo ra hợp chất cản trở quá trình tiêu hóa, khó hấp thu dinh dưỡng, ví dụ như sữa sử dụng chung với cam, chanh có thể gây kết tủa, khó tiêu. Bởi vậy, biết cách phối hợp các loại thực phẩm, mẹ không chỉ giúp bé hấp thu các thành phần dinh dưỡng tốt nhất, làm tăng giá trị dinh dưỡng, mà còn giúp giảm các tác dụng phụ. Mẹ có thể tham khảo các thực đơn theo gợi ý của chuyên gia dinh dưỡng NutiFood qua Bếp Nuti tại đây.
Lập thời gian biểu ăn uống khoa học: Nhiều mẹ tin rằng cho con ăn tối muộn sẽ giúp con không bị đói, ngủ ngon giấc. Song theo các bác sĩ của Hội dinh dưỡng Việt Nam, không nên cho trẻ ăn bữa chính sau 19h để đảm bảo tiêu hóa, hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng. Các bữa ăn thêm sau bữa chính vào buổi tối nên lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu như sữa, ưu tiên chọn sữa có đạm dễ hấp thu như đạm whey giàu Alpha lactalbumin cung cấp các axit amin thiết yếu. Mẹ cũng nên chọn sữa có bổ sung prebiotics (2’-FL HMO hoặc chất xơ hòa tan FOS/inulin) hỗ trợ tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, , giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ: Những thực phẩm bé ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, sức đề kháng. Nếu muốn bé tránh các bệnh cảm, cúm, ốm vặt để phát triển khỏe mạnh, mẹ có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng như Riso Opti Gold Colostrum của NutiFood vào khẩu phần ăn.